Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
11/4/2019 08:48:41
Viêm phế quản truyền nhiễm: Vì sao khó kiểm soát
Mặc dù bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường được cho là bệnh đường hô hấp , một số chủng vi rút có thể gây viêm thận hoặc giảm sản lượng và chất lượng trứng khi virus gây bệnh lý trên ống dẫn trứng ở gà mái.

Tác giả Mark W. Jackwood, PhD, 
Department Head, JR Glisson Professor of Avian Medicine, University of Georgia

Tuy nhiên đây không phải là cơ chế gây bệnh duy nhất của virus gây viêm phế quản truyền nhiễm (IBV). Virus này cũng tạo nguy cơ gây ra nhiễm khuẩn thứ cấp trên gà thịt như E.coli, dẫn đến năng suất kém, tăng thải loại và tỉ lệ chết trong quá trình chăn nuôi.

Vì vậy, kiểm soát IBV không chỉ dừng lại ở việc phòng ngừa mà còn phải làm giảm nhiễm trùng thứ cấp-nguyên nhân gây ra các vấn đề làm năng suất, cũng như việc sử dụng kháng sinh trên gia cầm.

Chiến lược tốt nhất để kiểm soát IBV là sử dụng vắc-xin sống nhược độc trong chăn nuôi gà thịt đồng thời kết hợp sử dụng vắc-xin sống và vắc-xin bất hoạt trên gà giống và gà đẻ. Tuy nhiên- như nhiều người chăn nuôi đều biết- Việc bảo hộ hoàn toàn là việc vô cùng khó thực hiện vì các chủng IBV khác nhau không có bảo hộ chéo. 

Giả sử nếu số chủng IBV có giới hạn, thì chúng ta có thể tạo ra các loại vắc-xin chủng ngừa cho từng chủng riêng biệt một cách dễ dàng. Nhưng các chủng IBV mới tiếp tục bùng phát khôn lường, khiến cho việc đón đầu căn bệnh này càng trở nên khó khăn.  Việc bùng phát nhiều chủng mới  chính là hệ quả của khả năng biến đổi nhanh chóng của vi-rút mỗi lần nhân bản. Những chủng mới này có khả năng né tránh được đáp ứng miễn dịch của vật chủ, gây nhiễm và nhân lên, thậm chí ngay cả ở những con đã có miễn dịch trước đó

Sự nhân lên dẫn đến sự thay đổi chủng IBV bằng cách nào?

IBV có bộ gen RNA chuỗi đơn. Trong tự nhiên, vi-rút RNA thay đổi nhanh chóng hơn vi-rút DNA. Trong thực tế, vi-rút RNA biến đổi nhanh tới mức chúng ta có thể đo được mức độ tiến hoá phân tử của chúng chỉ sau vài lứa gà nhiễm bệnh. 

Những thay đổi RNA của vi-rút diễn ra vì protein phiên mã của vi-rút (RNA polimerase) chịu trách nhiệm cho việc sao chép vi-rút RNA có cơ chế sửa lỗi kém. Kết quả là, khi RNA polymerase có lỗi, rất khó để truy hồi và sửa lỗi.

Hơn nữa, polymerase RNA dễ gây ra lỗi. Những lỗi này được gọi là đột biến và khi những đột biến xảy ra ở những vị trí quan trọng của bộ gen vi-rút, chúng có thể dẫn đến sự bùng phát của những chủng vi-rút mới. Khi vi-rút được nhân lên tự do và lây nhiễm cho những con chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh hoặc những con được bảo hộ một phần, các đột biến sẽ được tích luỹ. Các đột biến tạo ra lợi thế cho việc tồn tại và thậm chí gây ra bùng phát chủng IBV mới , có khả năng gây nhiễm và gây bệnh.

Biến đổi tần số gen so với tái tổ hợp

Có một cấu trúc protein quan trọng được tìm thấy ở các coronavirus bao gồm IBV. Nó được gọi là gai hay glycoprotein S, dạng hình chuỳ trên bề mặt của vi-rút ( Hình 1). Glycoprotein S được sử dụng để phân biệt chủng IBV. Nó có vai trò trong việc bám vào tế bào vật chủ và kích thích tạo ra  đáp ứng miễn dịch bảo vệ ở gà. Nhìn chung, việc bùng phát các chủng IBV mới nhờ vào việc tích luỹ glycoprotein S theo thời gian được gọi là biến đổi tần số gen 

 
Hình 1. Hình ảnh thể hiện các hạt IBV đang gây nhiễm trên tế bào biểu mô có lông rung trong khí quản. Những cấu trúc hình chuỳ trên bề mặt hạt vi-rút chính là glycoprotein S. Mặt cắt của hạt vi-rút lớn nhất cũng cho thấy các protein xuyên màng ở vỏ vi-rút cũng như đoạn RNA bên trong vi-rút. 

Coronavirus cũng trải qua quá trình tái tổ hợp. Đó là khi 2 vi-rút bố mẹ đóng góp vào bộ gen để tạo ra chủng virus chimeric mới. Định nghĩa đơn giản của chủng chimeric IBV là loại vi-rút mới mang gen di truyền của ít nhất 2 chủng IBV khác nhau. Việc thay đổi tần số gen do tái tổ hợp có thể diễn ra  nhanh chóng nhưng hiếm khi tạo ra chủng IBV mới, có khả năng gây bệnh vì những cơ chế liên quan. 

Những quy trình kiểm soát IBV

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chủng IBV có cấu trúc gai protein khác nhau hoàn toàn do đó không có hiệu quả bảo vệ chéo và loại vắc-xin nhược độc đồng chủng sẽ tạo ra hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Như đã đề cập, việc tạo ra loại vắc-xin đồng chủng nhược độc cho tất cả chủng IBV trên gà là điều không thể thực hiên

Hiệu quả bảo vệ chéo đôi khi có thể xảy ra, nhưng nhìn chung hiện tượng này sẽ giảm đần khi mức độ giống nhau của các S protein giảm xuống. Nói cách khác, độ giống nhau giữa chủng vắc-xin và chủng đang lưu hành tại trại càng thấp, hiệu quả bảo vệ càng kém.  

Ngược lại, một số yếu tố sẽ góp phần vào hệu quả bảo vệ chéo. Một là sự tương đồng giữa những vùng “không thay đổi” của  cấu trúc gai protein của các chủng IBV và khả năng bám vào  vùng này của kháng  thể để trung hoà vi-rút. Một yếu tố khác là mức độ của đáp ứng miễn dịch; một số loại vắc-xin kích hoạt hệ miễn dịch tốt hơn  các loại khác, sẽ dẫn đến đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Một yếu tố khác đó chính là số lần chủng ngừa, tăng cường đáp ứng miễn dịch, và việc sử dụng kết hợp các loại vắc-xin IBV khác nhau, sẽ tạo ra phổ kháng thể rộng hơn. 

Hiệu quả bảo vệ chéo không thể dự đoán theo khoảng tin cậy mà phải thử nghiệm trên gà. Một khi xác định được chủng IBV lây nhiễm tại trại, chúng ta có thể rút được kinh nghiệm từ nhũng lần trước để xây dựng chiến lược chủng ngừa chính xác. Nếu vi-rút đang lưu hành là chủng mới, không có kinh nghiệm để khai thác, nên sử dụng chuỗi trình tự mã hoá S protein của chủng tại thực địa  để xác định chủng loại vắc-xin cần dùng để thử nghiệm trên gà. Chiến  lược chủng ngừa “mới” cần được  thử nghiệm trên các con gà sạch mầm bệnh (specific pathogen free-SPF) trong phòng  thí nghiệm (lab) hoặc ngoài thực địa bằng loại vắc-xin mới với đàn gà kế tiếp. Thí nghiệm trong phòng lab là cách tốt nhất vì những yếu tố gây sai lệch kết quả được hạn chế ở mức thấp nhất. Mặc dù không khó để thực hiện, nhưng nó yêu cầu cần có đầy đủ cơ sở vật chất, thời gian, tiền bạc và chuyên môn. Cơ bản, các con gà SPF sẽ được chủng ngừa theo chương trình vắc-xin mới trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là 4-5 tuần) ở chuồng cách ly; và sau đó sẽ được thử thách  cường độc với vi-rút thực địa. Mức độ bảo vệ của gà sẽ được đánh giá sau đó (sau thử thách) 5 ngày bằng việc kiểm tra dấu hiệu lâm sàng và các bệnh tích đặc trưng của IBV, và cố gắng phân lập lại vi-rút. Việc xác minh độ chuẩn xác của thí nghiệm bằng nhóm đối chứng cũng rất quan trọng. Lí tưởng nhất, thí nghiệm này thực hiện mỗi khi chủng vi-rút mới được xác nhận hoặc chương trình vắc-xin hiện tại không có hiệu quả. 

Việc phát triển một quy trình chủng ngừa với loại vắc-xin tương đồng hoặc kết hợp các chủng khác nhau và cấp vắc-xin nhiều lần đều rất quan trọng đối vớii việc kiểm soát IBV. Các chiến lược này làm giảm mức độ nhân lên của mầm bệnh xuống dưới ngưỡng lây truyền, dẫn đến việc chặn đứng hoặc it nhất là làm chậm sự bùng phái của chủng IBV mới có thể gây bệnh. 

Tóm tắt

Viêm phế quản truyền nhiễm là bệnh đường hô hấp trên dễ lây nhiễm ở gà, gây ra bởi loại coronavirus gia cầm-  IBV. Bênh khó kiểm soát bằng việc chủng ngùa vì có nhiều chủng vi-rút khác nhau, không có hiệu quả bảo vệ chéo, liên tục bùng phát ở gia cầm. 

Vì IBV là loại RNA vi-rút nên nó có thể thay đổi nhanh chóng sau mỗi lần sao chép. Các đột biến tại gen mã hoá S protein có thể làm thay đổi các cấutrúc trên bề mặt vỏ vi-rút, tạo ra chủng IBV mới. 

Việc sử dụng một loại vắc-xin chứa cấu trúc S protein tương đồng với chủng gây bệnh ngoài thực địa là phương cách tốt nhất để kiểm soát IBV. Nhưng chúng ta không có các loại vắc-xin chống lại tất cả các chủng IBV đang lưu hành, vì vậy, việc sử dụng kết hợp các chủng IBV khác nhau, cấp vắc-xin nhiều lần đôi khi tạo ra hiệu quả bảo vệ chéo đủ để phòng ngừa việc lây nhiễm và nhân lên của vi-rút, qua đó giảm thiểu sự hình thành của những chủng IBV mới . 

Biên dịch: channuoigiacam.com




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter