Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản lý
14/6/2019 13:53:50
Chăn nuôi đà điểu ở Nam Phi: Chiến lược mới để “xoay xở”
Với tình hình hạn hán và Cúm gia cầm hoành hành, ngành chăn nuôi đà điểu đang phải thích ứng với những khó khăn đang tồn tại.
Mặc dù là trung tâm chăn nuôi đà điểu của thế giới, các trang trại ở Nam Phi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm vừa qua, nhưng những người nông dân đang nỗ lực vượt qua những chướng ngại này một cách nhanh chóng. Với tình trạng khí hậu khô hạn và dịch Cúm gia cầm không ngừng bùng phát, thách thức chồng lên thách thức cho những trang trại ở quốc gia này. Tuy nhiên, Nam Phi vẫn chiếm 60% sản lượng thịt đà điểu cung cấp cho thị trường thế giới và những người chăn nuôi nói rằng họ đang phải xoay sở với những phương cách mới để tồn tại và giảm thiểu khoản lỗ. Nam Phi là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn các sản phẩm từ đà điểu như: thịt, trứng, da và một trong những thị trường xuất khẩu chính là Liên minh châu Âu. Nhưng điều kiện thời tiết khô hạn ở vùng Karoo và phía Nam của tỉnh Tây Cape, nơi chăn nuôi những con chim lớn nhất này, ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Joey Potgieter là một nông dân chăn nuôi đà điểu tại Nam Phi, đồng thời ông cũng là Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi đà điểu, ông nói rằng, các trang trại nuôi đà điểu tại Nam Phi gặp rất nhiều khó khăn trong những năm gần đây, mặc dù ông và các tổ chức khác đang nỗ lực để vượt qua. Việc khan hiếm nước là một vấn nạn đang ảnh hưởng đến hầu hết các vùng tại Nam Phi và những trang trại đà điểu cũng đang phải gánh chịu tình trạng này. “Đợt hạn hán từ năm 2014 được mô tả là “kinh khủng” nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Quy mô lớn và cơn hạn hán này đã gây ra thiệt hại kinh tế cho quận đến 140,7 triệu đô la Mỹ”, ông chia sẻ. Văn phòng kinh doanh đà điểu Nam Phi ở quận Oudtshoorn cho biết, vào tháng 1 năm nay, những vùng sản xuất đà điểu lớn nhất (Nam Cape và Karoo) đều bị hạn hán nặng nề và điều này ảnh hưởng rất xấu đến năng suất. “Những người nông dân đang phải hứng chịu thiệt hại do khô hạn”. ![]() Chăn nuôi đà điểu ở Klein Karoo International tại Nam Phi. Potgieter nói rằng tổ chức của ông sản xuất khoảng 4.500 con đà điểu hằng năm và chiến lược “tăng đàn (bằng mọi giá) để giảm chi phí trên mỗi con” như là một phao cứu sinh để giảm tổng chi phí. Ông bổ sung thêm là Nam Phi sản xuất khoảng 150.000 con đà điểu mỗi năm và con số này được dự báo sẽ giảm xuống bởi những người chăn nuôi, vì tình trạng hạn hán kéo dài ở các trang trại. Theo ông Piet Kleyn – Giám đốc điều hành của Phòng kinh doanh đà điểu Nam Phi, có khoảng 360 tổ chức nuôi đà điểu đã đăng ký ở Nam Phi, mặc dù số lượng nông dân còn hoạt động tích cực chỉ khoảng 200. Hầu hết nông dân chỉ hoạt động cầm chừng khi doanh thu và lợi nhuận đã giảm. Nam Phi là nhà cung cấp lớn trên thị trường toàn cầu nhưng không thể xuất khẩu thịt đà điểu tươi tại thời điểm này do dịch Cúm gia cầm bùng phát trước đó. “Chúng tôi không thể xuất khẩu thịt tươi. Chúng tôi có thể xuất khẩu thịt được xử lý nhiệt nhưng chúng tôi có rất nhiều trang trại vẫn bị cách ly do dịch Cúm gia cầm bùng phát trước đó và điều này vẫn cần được giải quyết”, Kleyn nói. Liên minh châu Âu vừa dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm đà điểu từ Nam Phi và chỉ mới dỡ bỏ lệnh cấm đối với thịt qua xử lý nhiệt. Beverley Schäfer – Bộ trưởng Kinh tế tỉnh Western Cape cho biết, EU đã thực hiện lệnh cấm. Điều này là do các quy trình kiểm tra dư lượng của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp không đáp ứng theo tiêu chuẩn của EU. ![]() Một chuồng đà điểu tại trang trại đà điểu Nam Phi. Tạp chí Farmers Weekly trích dẫn lại lời của ông Francois de Wet – Tổng giám đốc tại Công ty sản xuất đà điểu Mosstrich cho biết, việc tái xuất khẩu thịt hoàn toàn sẽ giúp tăng thu nhập cho nông dân nuôi đà điểu ở Nam Phi. Việc nối lại xuất khẩu ít nhất sẽ mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn cho nông dân, ông nói. Nhưng bức tranh cho người nông dân chăn nuôi đà điểu Nam Phi không chỉ có một màu ảm đạm, vì họ phải thực hiện các biện pháp sinh tồn để vượt qua các thách thức hiện tại. Potgieter nhấn mạnh rằng các biện pháp này bao gồm thử nghiệm các khẩu phần ăn mới, giết mổ chim sớm, nuôi chúng ở các trang trại khác ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện (thời tiết) và chăn nuôi giống đà điểu chất lượng tốt hơn. Kleyn cũng chia sẻ với Tạp chí The Poultry Site rằng nhiều nông dân đang thực hiện các biện pháp bảo tồn nguồn dự trữ thức ăn khi chúng đã trở nên đắt đỏ và giảm lao động để quản lý chi phí. Đó là một phương pháp điều tiết, tất cả nhằm mục đích sống sót qua những “cơn bão” hiện tại, ông lưu ý. Tuy nhiên, Nam Phi vẫn là quốc gia dẫn đầu về doanh thu từ nguồn cung sản phẩm đà điểu. Chúng tôi vẫn đang sản xuất hơn 65% sản lượng của thế giới. Chúng tôi tập trung vào chất lượng của da và lông; chúng tôi có một lợi thế bởi vì những nơi chăn nuôi khác không thực sự tập trung vào chất lượng, Kleyn nói. Hơn nữa, Schäfer nói, các nhà chăn nuôi đà điểu ở Nam Phi, sẵn sàng đầu tư vào nguyên liệu chăn nuôi và [điều này] là tín hiệu tốt cho tương lai lâu dài của ngành, vì sẽ cho phép ngành công nghiệp cải thiện chất lượng và năng suất. Các nhà sản xuất nhìn thấy những lợi thế lớn khác cho tương lai của Nam Phi, trở thành một nhà sản xuất toàn cầu các sản phẩm đà điểu như thịt, trứng, lông và da. Người nông dân nơi đây đã tích lũy một lượng lớn kiến thức có được trong việc nuôi đà điểu về hiệu quả chi phí, cơ sở hạ tầng và các nguyên liệu liên quan. Việc sẵn sàng tiếp cận thị trường trong nước cũng như quốc tế cũng là một triển vọng tốt cho đất nước này. Kết hợp với việc phân phối đầu vào và lao động, cũng như các phương thức canh tác mới khác, điều này cho thấy nông dân Nam Phi sẽ duy trì được năng suất và giữ vững thị trường. Theo thepoultrysite Biên dịch: channuoigiacam.com
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt ®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|