Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản lý
15/8/2019 14:33:43
Diệt chuột trong trang trại chăn nuôi
Để phòng chống chuột có hiệu quả ta cần áp dụng các biện pháp đồng bộ sau:
-  Cải thiện môi trường trang trại để phòng chống chuột.
-  Tiêu diệt ổ chuột và hạn chế nguồn cung cấp thức ăn.
-  Diệt chuột ở trong trại và chống chuột xâm nhập.

Tầm quan trọng của việc diệt chuột:

Chuột là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh trong trang trại. Chân và thân mình của chuột sẽ là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh trên gà như: E.coli, Salmonella, Mycoplasma, Newcastle, kí sinh trùng … 

Chuột còn ăn và làm ô nhiễm cám. 100 con chuột có thể ăn 1 tấn cám/năm. Phân, nước tiểu và lông của chúng có thể gây ô nhiễm lượng cám gấp 10 lần như thế. Chuột cắn các vật liệu cách nhiệt, dây điện, gỗ, gây ảnh hưởng tới kết cấu chuồng trại và tăng nguy cơ hỏa hoạn.

Thiết kế chuồng trại phù hợp sẽ giúp ngăn chặn chuột xâm nhập. Để tránh chuột xâm nhập vào trong trại thì phía dưới hàng rào cần đổ bê tông cao hơn 30 cm so với mặt đất xung quanh.

Để tránh chuột đào đất chui vào trong trại ta có thể đổ móng chuồng âm xuống đất khoảng 50 cm, chừa hàng lang bên ngoài trại khoảng 20 cm.

Cửa ra vào trại phải làm sát xuống nền chuồng, khi đóng không có khoảng hở cho chuột chui vào. Định kỳ kiểm tra xem chuột có vào được bên trong trại không. Cắt cỏ xung quanh trại, rải đá để cỏ không mọc. Cám phải được bảo quản trong máng có nắp đậy. Dọn sạch cám rơi vãi xuống nền. Dọn vũng nước xung quanh trại. Tiêu hủy nhanh gà chết.


Lên kế hoạch đặt bẫy chuột: trước khi nhận gà cần lên kế hoạch đặt bẫy chuột ở vị trí nào, kiểm tra quan sát hành động của bầy chuột. Xác định các vị trí đặt bẫy tạm thời hoặc lâu dài. 

Biện pháp đặt bẫy đập, lồng sắt sẽ có hiệu quả ở những trại có ít chuột. Bẫy nên đặt sát tường, sau các vật dụng, góc tối, ở những nơi thấy dấu chân, dấu phân chuột.

Rải bã chuột: rải bên trong trại, cập theo dọc tường. Bã được rải với khoảng cách 15 – 23 m, tối đa khoảng cách là 30 m. Nên rải cách cửa 2 m (vào phía bên trong). Khi rải bã nên đeo găng tay để tránh hơi mùi của người. Sau mỗi 4 tháng nên thay thuốc chuột mới. Sau mỗi năm, cần dùng máy xịt nước vệ sinh sạch bã đã rải.

Kiểm tra có chuột ở trong trang trại hay không: dựa vào các dấu hiệu sau ta có thể xác định xem có chuột ở trang trại hay không.
  • Tiếng kêu: tiếng nhai, tiếng đi, tiếng cào lên tường, tiếng kêu.
  • Phân: phía sau tường, vật dụng, gần máng cám.
  • Nước tiểu: dấu vết nước tiểu có thể hiện ra khi chiếu dưới đèn tử ngoại (chúng sẽ hiện ra màu xanh hoặc trắng).
  • Hang: kiểm tra xung quanh móng, tường, nền có lỗ hay hang chuột không.
  • Đường đi chuột: kiểm tra dấu vết, bụi trên đường đi.
  • Kiểm tra thức ăn: ở tường hoặc nền chuồng có hạt, vỏ trái cây, mẫu gỗ vụn hay không?
  • Mùi chuột: khi chuột liên tục xuất hiện ta sẽ ngửi thấy mùi chuột trong trại.
  • Thị giác: dùng đèn pin rọi vào trong trại để xác định có chuột hay không.
  • Dấu vết: trên ống nước có nhiều bụi và nhớt thì dấu vết như lông chuột sẽ lưu lại nhiều.
  • Nếu không thấy hoặc quan sát được dấu hiệu có chuột  chuột ít khoảng 1 – 100 con.
  • Thỉnh thoảng vào ban đêm thấy: 100 – 500 con.
  • Ban ngày thỉnh thoảng thấy, ban đêm thấy nhiều: 400 – 1.000 con.
  • Thấy nhiều vào ban ngày: trên 5.000 con.
Biên dịch: channuoigiacam.com




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter