Thông tin - Sự kiện
> Tin Quốc tế
3/10/2023 14:20:35
Chống lại tình trạng kháng kháng sinh bằng những thực hành chăm sóc sức khỏe tại trang trại chăn nuôi gia cầm.
![]() Kháng kháng sinh (Antimicrobial resistance - AMR) được xem là một thảm họa toàn cầu, đe dọa đến nền y tế và việc đạt được cả 2 mục tiêu: Phát triển bền vững và Bảo hiểm Y tế toàn cầu. Nó
ảnh hưởng đến khả năng cung cấp những liệu trình điều trị hiệu quả, ảnh hưởng
đến nền sản xuất thức phẩm và tác động nghiêm trọng đến tuổi thọ của người dân. Để giải quyết tình trạng kháng kháng
sinh, chúng ta cần thực hiện nhiều biện
pháp. Điều này bao gồm các đánh giá về công tác kiểm soát phòng chống nhiễm
trùng và ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (IPC-WASH) trong lĩnh vực sức khỏe con người và động vật, cũng như các
biện pháp can thiệp được thiết kế để thúc đẩy việc sử dụng tối ưu các chất
kháng sinh, hay thường được gọi là phương pháp quản lý sử dụng kháng sinh (antimicrobial
stewardship - AMS). Tại Indonesia, việc quản lý chất thải y tế không đúng cách và việc thực
hiện các biện pháp kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức
khỏe còn nhiều hạn chế đã góp phần làm gia tăng tình trạng AMR. Những lỗ hổng
này cần được đánh giá theo tiêu chuẩn IPC-WASH và AMS. Các tổ chức ủy thác đa phương về AMR (Multi-Partner
Trust Fund - MPTF-AMR) ở
Indonesia, bao gồm WHO, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Tổ chức Thú
y Thế giới (WOAH), đã tiến hành các đánh giá này từ tháng 11 năm 2022 đến tháng
1 năm 2023. Bốn huyện thí điểm ở Miền Trung và Đông Java đã được chọn để thực
hiện đánh giá IPC-WASH và AMS tại 33 trung tâm y tế hàng đầu, 18 bệnh viện và 160 trang trại gia cầm. Các đánh giá ghi nhận một số thách thức để thực hiện các biện pháp kiểm
soát. Ngân sách hỗ trợ còn hạn chế đã cản trở việc triển khai và giám sát IPC
và WASH tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, lực lượng cán bộ y tế còn thiếu thốn và
khó khăn trong việc thực hiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ở khu vực
nông thôn, đặc biệt là các cơ quan quản lý vệ sinh. Về AMS, quỹ tài chính hỗ
trợ không đủ cho giáo dục và cơ sở hạ tầng đã gây ra nhiều lỗ hổng trong quá
trình thực hiện công tác quản lý. Các đánh giá cũng nhấn mạnh những điểm khác
biệt trong việc tuân thủ các hướng dẫn IPC bằng văn bản trong các trang trại
gia cầm. Việc thực hiện IPC tại các trang trại gia cầm, bao gồm an toàn sinh
học, vệ sinh và khử trùng, và quản lý chất thải đạt tới 77% ở Karanganyar, 72%
ở Boyolali, 68% ở Blitar và 54% ở Malang. Những đánh giá này đã nâng cao nhận thức của nhân viên y tế, bác sĩ thú y
của Cục Chăn nuôi và những người chăn nuôi gia cầm. Chúng là cơ sở để cải tiến,
cho phép người tham gia lập kế hoạch kiểm soát hiệu quả hơn. “Bây giờ chúng tôi đã có thông tin về những thách thức trong các cơ sở Y
tế của Indonesia, chúng tôi có thể lập kế hoạch cải tiến. Muhdianto, Trưởng khoa
Dược, Phòng Y tế Quận Blitar cho biết, chính
quyền dự định phổ biến kết quả đánh giá
cho tất cả các nhân viên có trách nhiệm trong Phòng Y tế Quận, các bệnh viện và
phòng khám đa khoa công lập, đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên
cho phòng khám này. Bên cạnh việc phổ biến các kế hoạch trong tương lai, cả hai
đánh giá đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện tiêu chuẩn IPC-WASH,
vì nó thúc đẩy các thực hành quản lý sử dụng kháng sinh hiệu quả tại các cơ sở Y
tế và trang trại gia cầm. Điều này góp phần ngăn chặn sự phát triển và lan rộng
của tình trạng kháng kháng sinh trong
lĩnh vực sản xuất thực phẩm, cũng chính là một vấn đề sống còn đối với
Indonesia. Gần đây, nhóm AMR MPTF của Indonesia đã tổ chức một cuộc
họp cấp cao có sự tham gia của chính quyền quốc gia và địa phương. Tại đây, các kết quả nghiên cứu đã được chia sẻ và nhóm
ủng hộ việc tăng cường các biện pháp IPC và WASH tại các khu vực thí điểm. Hành
động được đề xuất bao gồm việc phổ biến rộng rãi hơn về tiêu chuẩn IPC-WASH và
AMS, đồng thời nâng cao năng lực của cán bộ và nhân viên y tế ở cấp tỉnh và
huyện. Trong tương lai, nhóm đặt mục tiêu hợp tác với chính quyền địa phương ở
các quận thí điểm để tăng cường cam kết và phát triển kế hoạch chung để cải
thiện hơn nữa công tác quản lý sử dụng kháng sinh. Kinh nghiệm thu được từ việc
triển khai các biện pháp tại những huyện này sẽ là tài liệu tham khảo có giá
trị cho các huyện khác áp dụng các chiến lược IPC và AMS trong nỗ lực chống lại
tình trạng kháng kháng sinh một cách hiệu quả. Hoạt động này được hỗ trợ bởi Quỹ tín thác đa đối tác và
Vương quốc Ả Rập Saudi.
Theo www.who.int
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt ®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|