Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thông Tin Chăn Nuôi
11/3/2000 15:14:28
2021 IPPE: Kết quả khám nghiệm từ một ổ dịch - một nhà nghiên cứu chia sẻ về các ca bệnh cúm gia cầm H2N2 từ chợ cung cấp gà sống.
Phân tích di truyền cho thấy rằng vi- rút cúm gia cầm có thể nhanh chóng thích nghi và lây nhiễm sang nhiều loài cầm khác nhau khi lưu thông trong môi trường, tạo ra những thay đổi đáng kể về khả năng gây bệnh và khả năng lây truyền của vi-rút.

Phát biểu tại Diễn đàn Khoa học Gia cầm Quốc tế năm 2021, nhà nghiên cứu Jongseo Mo từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Gia cầm Đông Nam đã giải thích phương thức  các loài gia cầm khác nhau tại các chợ gia cầm sống (LBM) có thể trở thành ổ chứa  vi-rút cúm gia cầm.

Nghiên cứu của ông, tập trung vào sự biến động của vi-rút cúm gia cầm tại các dạng chợ này ở miền đông bắc Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng vi-rút cúm nhanh chóng thích nghi để lây nhiễm trên các loài gia cầm khác nhau. Ông quan sát thấy rằng trong suốt một năm, một subtype  vi-rút cúm gia cầm, H2N2 / Ck / NY / 19, trở nên dễ lây nhiễm hơn do có đột biến ở một gen duy nhất. Gà Sao  và vịt Bắc Kinh bị nhiễm bệnh thải ra một lượng đáng kể vi-rút trong một thời gian dài - làm tăng khả năng lây nhiễm  cúm gia cầm mới.

Kết quả từ nghiên cứu  của ông Mo cho thấy vi -rút cúm gia cầm với đột biến này có khả năng thích nghi với  nguồn chứa mầm bệnh  là các loài mới. Vi-rút H2N2 có thể lợi dụng môi trường ở các chợ buôn bán gia cầm sống và lưu hành giữa nhiều loài cầm , gia tăng và duy trì mức độ  lây nhiễm. Ông nhấn mạnh rằng các cơ quan thú y nên tăng cường giám sát dịch bệnh tại các chợ gia cầm sống. Đợt bùng phát dịch cúm gia cầm này có khả năng gây bệnh thấp và không gây chết  – nhưng đợt dịch bệnh tiếp theo có thể không được như vậy.

Vì sao chợ gia cầm sống là môi trường thuận lợi để lây lan cúm gia cầm. 

Cúm gia cầm, giống như các bệnh gia cầm khác, có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp. Đối với hầu hết các  ổ dịch cúm gia cầm, một con gia cầm bị bệnh thường ở chung không gian với con khỏe mạnh và dịch bệnh nhanh chóng lây lan. Đây là lý do tại sao người chăn nuôi gia cầm được khuyến khích hạn chế việc cho gia cầm của họ tiếp xúc với các đàn khác và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

LBM là thách thức duy nhất từ khía cạnh an toàn sinh học và quản lý dịch bệnh. Mặc dù những con gia cầm  có thể được nhốt trong lồng khi chúng được đem ra chợ, vẫn có khả năng cao sự tiếp xúc chéo giữa các đàn gia cầm và giữa các loài gia cầm . Những người đi chợ thường sẽ đi qua các khu vực khác nhau hoặc vô tình dẫm phải phân gia cầm trước khi vào trong chợ, đưa mầm bệnh mới ra môi trường. Theo Jongseo Mo, các khu chợ đóng vai trò như một ổ chứa  mầm bệnh cho gia cầm do con người tạo ra. Chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho động vật và sức khỏe cộng đồng nếu chúng không được quản lý đúng cách.

Nghiên cứu và các kết quả chính

Ông Mo muốn kiểm tra khả năng gây bệnh, khả năng lây nhiễm và khả năng  gây nhiễm trùng của hai chủng cúm gia cầm H2N2 mà ông đã phân lập được từ một khu chợ ở New York vào năm 2018 và 2019. Ông đặc biệt muốn xác định xem liệu vi-rút có đang thay đổi hay không và liệu nó có khả năng thích nghi với các loài mới -như gà, gà Sao và vịt Bắc Kinh hay không.

Hai   vi-rút phân lập được, H2N2 Ck / NY / 18 và H2N2 Ck / NY / 19, đều có khả năng gây bệnh thấp và được thu thập từ ba loài cầm khác nhau. Tuy nhiên, Mo lưu ý rằng chủng phân lập Ck / NY / 19 bị xóa đoạn gen mã hóa cho kháng nguyên neuraminidase (NA).  Ông đưa ra giả thuyết rằng việc loại bỏ này sẽ làm tăng khả năng lây truyền của virus ở gia cầm và thủy cầm vì mối liên quan này đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu khác.

Ông đã thiết kế một thí nghiệm với ba liều “nuôi cấy” riêng biệt với các vi-rút đã phân lập được. Ông cho ba loài gia cầm  tiếp xúc với liều vi rút thấp, trung bình và cao, đồng thời thu thập các mẫu để xem vi rút được bài thải ra môi trường và lây truyền giữa các loài gia cầm như thế nào.

Kết quả của ông cho thấy, vi-rút H2N2 Ck / NY / 18 có thể lây nhiễm cho cả ba loài gia cầm  nếu chúng tiếp xúc với liều lượng cao. Về khả năng bài thải vi-rút và lây truyền, gà Sao thải nhiều vi-rút hơn gà. Những con gia cầm tiếp xúc với liều lượng vi-rút thấp và trung bình không truyền bệnh.

Tuy nhiên, những con gia cầm  được cấy vi rút H2N2 Ck / NY / 19 ở liều lượng trung bình và cao cho thấy khả năng lây nhiễm cao hơn và thời gian bài thải vi rút kéo dài hơn. Điều này có nghĩa là vi-rút có thể được truyền sang những con gia cầm khác đã tiếp xúc - điều không được quan sát thấy ở những con gia cầm được cấy chủng Ck / NY / 18. Mo lưu ý rằng gà Sao bài thải nhiều vi-rút nhất, sau đó lần lượt là vịt Bắc Kinh và gà thải ít hơn.

Nghiên cứu của Mo cho thấy rằng việc loại bỏ đoạn gen mã hóa cho kháng nguyên neuraminidase ở chủng Ck / NY / 19 đã cho phép vi -rút nhân lên nhanh chóng, do đó , nó  gây nhiễm trùng nhiều hơn và dễ lây lan hơn. Việc xóa bỏ gen này cũng cho phép vi rút nhân lên ở hai loài chim mới, đảm bảo rằng vi rút vẫn tồn tại hoạt động trong môi trường.

Trong thời gian tới, Mo đề nghị thu thập định kì các mẫu bệnh phẩm từ lỗ huyệt và dịch hầu họng từ các loài cầm tại các LBM. Nếu các nhà nghiên cứu có thể xác định sự xóa đoạn gen mã hóa cho kháng nguyên neuraminidase ở các loại vi-rút cúm gia cầm khác, họ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Biên dịch: channuoigiacam.com
Theo thepoultrysite




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter