Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Dinh dưỡng
4/3/2020 11:21:22
Quản lý cấp nước và cám khi thời tiết nóng
Stress do nhiệt độ cao là khi nhiệt độ trong chuồng từ 27-300 C. Gà không thể thải thân nhiệt ra bên ngoài môi trường à gà bị stress. Khi bị stress nhiệt thì ngay lập tức gà đẻ và gà thịt sẽ giảm lượng cám ăn vào, tỷ lệ chết cao à gây thiệt hại đến kinh tế.

Đặc tính sinh lý của gà là không có tuyến mồ hôi, lớp lông dày nên chúng khó chịu được cái nóng. Thân nhiệt của gà khoảng 41-420C cao hơn so với động vật có vú khác. Chúng điều chỉnh thân nhiệt qua đường hô hấp nhưng khi thân nhiệt lên 45-470C thì gà sẽ bắt đầu chết.

Những ảnh hưởng khi gà bị stress nhiệt:

Lượng cám ăn vào giảm: Khi nhiệt độ chuồng trại tăng mỗi 10C (trong khoảng nhiệt độ 32-380C) thì lượng cám ăn vào sẽ giảm khoảng 5%. Để hạn chế việc thải thân nhiệt ra ngoài gà sẽ giảm ăn, hoocmon gây stress sẽ được tiết ra, giảm sự trao đổi chất. Lượng máu lưu thông tới ruột non giảm khiến lượng enzyme tiêu hóa tiết ra giảm à khả năng tận dụng và hấp thu các chất dinh dưỡng trong cám giảm theo.

Phát sinh dịch bệnh: Gà phải hả miệng để đẩy nhanh  thải nhiệt ra bên ngoài môi trường. Lúc này vi khuẩn và bụi sẽ dễ lọt vào trong miệng gà và gây ra bệnh hô hấp.

Chất lượng vỏ trứng: Trường hợp gà đẻ khi nhiệt độ chuồng trại tăng, gà tăng số lần hô hấp khiến lượng axit và kiềm trong máu mất cân bằng à ảnh hưởng tới chất lượng vỏ trứng. Ngoài ra khi tăng số lần hô hấp khiến CO2 được thải nhiều ra ngoài dẫn đến độ pH trong máu tăng. Để cân bằng độ pH (kiềm hóa), cơ thể gà sẽ sử dụng canxi à nồng độ canxi trong máu giảm dẫn tới chất lượng vỏ trứng bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ nở giảm: Đối với trại giống khi bị stress nhiệt thì tỷ lệ nở trứng sẽ giảm. Khả năng sinh sản của gà trống cũng sẽ bị ảnh hưởng.


Các biện pháp giúp giảm stress nhiệt: Nên lựa chọn cám có lượng dinh dưỡng phù hợp. Do lượng cám ăn vào giảm nên trong cám cần bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng và axit amin. Nếu hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao thì rất dễ phát sinh nhiệt. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung thêm chất béo vào khẩu phần gà thịt sẽ giúp tăng lượng cám ăn vào và năng suất sinh sản.

Quản lý cám và hệ thống cho ăn: Khi thời tiết nóng ẩm thì cám rất dễ phát sinh nấm mốc. Đặc biệt, không được để nước lọt vào hệ thống cho ăn. Đặt cám với số lượng vừa đủ, tránh để quá lâu. Định kì cần để trống xi-lô vệ sinh. Kiểm tra hệ thống nước và núm uống. Nên cho gà ăn vào thời điểm mát mẻ (sáng sớm  hoặc chiều tối). Cài đặt cho ăn tự động bữa cuối vào thời điểm trước tắt đèn 1-2 tiếng.

Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất: để  gà mái hồi phục được sức khỏe cần cung cấp thêm chất điện giải, vitamin vào trong nước uống. Các chất điện giải chứa NaHCO3, KCl, NaCl, Na2SO4, NH4Cl, K2SO4… Đặc biệt là NaHCO3 nếu bổ sung 25g vào 1 kg cám thì sẽ giúp khắc phục tình trạng chất lượng vỏ trứng giảm. Vitamin C khi được trộn vào cám hoặc nước uống giúp giảm lượng hoocmon  corticosterone gây stress. Khi trộn vitamin C vào nước ta theo tỷ lệ 1g/ 1 lit, còn cám là 200 mg/kg. Để cải thiện chất lượng vỏ trứng ta có thể bổ sung thêm vitamin D3. Còn vitamin E sẽ giúp nâng cao tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng và lượng cám ăn vào.

Quản lý nước uống: Do gà tăng tần suất hô hấp khiến cơ thể sẽ bị mất nước lúc này cần tăng lượng nước uống vào, kiểm tra trang thiết bị cấp nước, cung cấp nước mát đầy đủ.

 



Biên dịch: channuoigiacam.com




Các tin khác :
Trang:   1  2  

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter