Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
9/4/2019 09:48:11
Những biện pháp chính để phòng bệnh cơ xanh ở gà thịt
Ngành chăn nuôi gia cầm tại Hoa Kỳ hiện nay đang ở ngưỡng kỉ lục và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng theo nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là thịt trắng. Xu hướng dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng trong sản lượng thịt gà trên thị trường nhưng điều này đi kèm với những hệ quả không mong muốn như bệnh cơ ức sâu thường được gọi bệnh cơ xanh (Green muscle disease- GMD).

Tom Tabler, Ph.D. Extension Professor, 
Mississippi State University Extension Service, Poultry Science Department.

Vấn đề này không hề mới và có thể xảy ra ở gà trong bất kì lứa tuổi hay trọng lượng nào. Không nên nhầm lẫn GMD với bệnh ức gỗ, đã được đề cập trong nhiều chuyên đề những năm gần đây. 

GMD có liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng của gà siêu thịt phục vụ cho thị trường gà rút xương. Do tỉ lệ của những con gia cầm thuộc loại này ngày càng gia tăng, làm cho tỉ lệ GMD tại các nhà máy chế biến cũng tăng theo.

Bệnh thoái hoá cơ ảnh hưởng đến cơ ức bé ở gia cầm. Đáng tiếc, nó chỉ được phát hiện khi gia cầm bị rút xương ở nhà máy chế biến dẫn đến loại thải. 

Nếu gia cầm mắc GMD không bị rút xương và được bán nguyên con hay từng bộ phận thì vấn đề này sẽ không được phát hiện cho đến khi chúng được phục vụ trên bàn ăn. Bệnh này không phải là bệnh truyền  nhiễm và không là mối quan ngại về mặt sức khoẻ cộng đồng nhưng liệu rằng ai sẽ dám ăn những con gà thịt xanh này?

Cái giá phải trả rất đắt

GMD là một bệnh gây nhiều tốn kém. Nhiều năm trước, một nhà máy chế biến với năng suát một triệu con gà thịt từ 7-8 pound mỗi tuần, phải loại thải hàng tấn thịt ức và thịt gà lóc fillet hàng tuần, hứng chịu thiệt hại kinh tế lên đến 7000$/ tuần do GMD..[2]

Hiện nay, những con số thực tế dường như còn cao hơn vì nhiều gia cầm được giết mổ ở trọng lượng là 9 pound hoặc nhiều hơn thế nữa và nhiều nhà máy hiện đang chế biến ít nhất 1.25 triệu đầu con trên tuần. 

Đập cánh = GMD

GDM được cho rằng là  kết quả của tình trạng co rút của cơ ức lớn (fillet) và cơ ức bé (tenders), nhóm cơ kiểm soát vận động lên xuống của cánh. Việc gia tăng kích thước  cơ ức bé rất khó thực hiện vì vị trí của nó. Nhóm cơ này nằm giữa xương ức và cơ ức lớn, được bao bọc bởi lớp màng sợi liên kết, làm thu hẹp không gian phát triền của cơ ức bé.  

Khi gà vỗ cánh, cơ ức bé cố tăng kích thước nhưng không thể. Cung cấp máu bị chặn lại, gây ra thiếu oxy và tạo thành các điểm tế bào và mô bị chết (cục bộ). GMD có thể xuất hiện từ một lần vỗ cánh hoặc do việc tích tụ từ nhiều lần đập cánh. Nó thường xảy ra ở những con gà có cân nặng  hơn vì cơ ức lớn nặng nề, chèn ép cơ ức bé, làm cho việc tăng kích thước của nhóm cơ này trở nên khó khăn hơn. 

Vì thế, một nguyên nhân quan trọng gây ra GMD có thể là bất kì tác nhân nào làm gia tăng hoạt động vỗ cánh của gà. Người chăn nuôi làm gà hoảng sợ khi di chuyển quá nhanh trong chuồng  nguồn sáng quá mạnh, tiếng ồn quá lớn hoặc thao tác không được nhẹ nhàng khi bắt gà cũng như những ô nhiễm tiếng ồn trong/ngoài trại là những yếu tố khiến cho gà tăng  hoạt động, thậm chí dẫn đến GMD. 

Quá trình chuyển màu

Cơ ức bé ở gà GMD không chuyển sang xanh lá cây ngay lập tức. Tôi đã quan sát mỗi giai đoạn  của hiện tượng này, từ lúc ban đầu khi màu chủ đạo vẫn là đỏ, đến giai đoạn cuối khi 1 hay cả 2 bên cơ ức bé hóa xanh toàn bộ/một phần. 

Trong 48 tiếng đầu hoặc ngay khi vấn đề xảy ra, phần cơ ức bé có màu đỏ do các mạch máu bị vỡ ra. Sau 48 tiếng và trong những ngày tiếp theo, phần cơ bị tổn thương chuyển sang màu hồng nhạt và sau đó từ từ chuyển sang màu tím đậm hay màu quả mận. 

Trải qua khoảng thời gian lâu hơn nũa, có thể là một vài tuần, cơ ức bé chuyển sang màu xanh lá cây hoàn toàn- như tên của bênh. Màu xanh lá cây là kết quả từ quá trình phân hủy của haemoglobin và myoglobin trong mô cơ bị tổn thương . Tôi cho rằng nó tương tự với việc chân của tôi bị đụng vào móc kéo xe ở sau xe bán tải.. Chỗ bầm máu có màu đỏ trong những ngày đầu sau đó chuyển sang xanh, vàng hay tím và cuối cùng là xanh lá sau vài ngày. Mặc dù nguyên nhân khác nhau, kết quả lại tương đối giống nhau, mạch máu bị vỡ và mô bị tổn thương. 

Điều chỉnh trong quản lý 

Trong khi có nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện của GMD từ di truyền, sinh lý và quản lý trại, chìa khóa để kiểm soát vấn đề này là thực hành những biện pháp giúp hạn chế việc vỗ cánh
Hạn chế việc “làm phiền” gà hết mức có thể. Lưu ý là tôi không khuyên bạn bỏ mặc đàn gà của mình. Bạn vẫn cần thường xuyên kiểm tra gà và chất lượng không khí, độ thông thoáng, nhiệt độ, nộng độ amonia, tình trạng chất độn chuồng và những con chết phải bị loại bỏ. Tuy nhiên, khi đi lại để làm việc trong chuồng, di chuyển chậm rãi và thận trọng hơn, nhất là ở khu vực gần rào chắn. Gà thường có xu hướng chen chúc ở khu vực gần rào chắn, vì vậy, nếu chúng bị kéo quá nhanh, việc đập cánh sẽ gia tăng. 
Tiếng ồn trong và ngoài chuồng phải hạn chế ở mức tối thiểu, không làm gà hoảng sợ dẫn đến việc vỗ cánh. Việc cắt cỏ quanh nhà trại có thể dời lại vài ngày, điều này tốt hơn việc gây hoảng sợ cho cả đàn gà. 

Các cách khác để giảm thiểu hoạt động của gà là duy trì mức ánh sáng yếu và đảm bảo bạn không để hết thức ăn, vì khi đói, gà rất "tăng động" cho đến khi chúng kiếm được thức ăn.
 
Hãy cẩn thận hơn khi chuẩn bị  cho việc bắt gà. Các đường máng ăn và uống phải được nâng lên trần (bằng dây và trục quay) để bắt, có nghĩa là độ ồn tăng lên từ máy khoan và trục quay. Tiến hành chậm và yên lặng nhất có thể vì những hoạt động và chuyển động của các đường cấp ăn uống phía trên đầu gà  sẽ khiến chúng lo lắng và bay loạn xạ và dễ bị đập cánh hơn. Chúng sợ những vật di chuyển trên đầu vì nó giống như bị tấn công bởi những kẻ săn mồi trên không.

Tóm lại, GMD xuất hiện gắn liền với nhứng vấn đề liên quan đến công tác quản lý, không như những bệnh khác liên quan đến những tác nhân lây nhiễm. Việc quản lý làm giảm hay tối thiểu hóa hoạt động vỗ cánh là vũ khí lợi hại nhất giúp chúng ta chống lại GMD 

Hướng đến chế biến

Mỗi khi có vấn đề trục trặc trong khi đưa sản phẩm ra thị trường, tốt hơn chúng ta nên giúp bộ phận chế biến một tay thay vì kết luận đây là lỗi từ nhà máy chế biến.

Điều này bao gồm cả GMD, có thể đặt nghi vấn ở khâu chăn nuôi phải biết đươc chuyện gì đã xảy ra trươc khi giết mổ, khiến cho việc đập cánh tăng lên. Nhà máy chế biến có thể cần chỉnh lại tốc độ băng chuyền cho khâu rút xương và bổ sung thêm một đến hai công nhân phụ trách. 

Ngược lại, bên chế biến cũng phải thực hiện tương tự. Nếu nhà máy phát hiện tỉ lệ GMD cao, người chăn nuôi cần đươc thôgn báo để họ có thể điều tra nguyên nhân và ngăn ngừa chúng trong tương lai. Có thể người chăn nuôi đã cắt cỏ gần nhà trại, hoặc lịch chiếu sang bị thay đổi khiên cho gà tăng hoạt đông và vỗ cánh. 

Việc trao đổi giữa hai bên và việc thấu hiểu và thông cảm cho nhũng vấn đề mà hai bên đang phải đối diện, sẽ làm cho công việc của mọi người trôi chảy hơn và giúp cho ngành công nghiệp này kiểm soat những vấn đề tại nhà máy chế biến như GMD. 

Tham khảo

1. US poultry production set to rise 3%. Poultry World. February 9, 2018. http://www.poultryworld.net/Meat/Articles/2018/2/US-poultry-production-set-to-rise-3-246723E/. Accessed March 14, 2018.
2. Finding answers to ‘green muscle disease.” WATTAGNet.com. April 20, 2011. https://www.wattagnet.com/articles/8761-finding-answers-to-green-muscle-disease. Accessed March 18, 2018.




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter