Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
12/12/2019 14:35:38
Phòng chống bệnh cúm gia cầm như thế nào?


Cúm gia cầm (AI) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho các trại chăn nuôi. Đặc biệt, đây là bệnh có thể lây cho người nên có thể gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội. Cúm gia cầm do 1 loại virus gây bệnh cho gà, vịt, cút… AI là bệnh gây chết gần như 100% gia cầm với các triệu chứng bỏ ăn, tiêu chảy, giảm lượng trứng đẻ, tím tái… Tất nhiên, cũng có trường hợp mắc cúm gia cầm nhưng không chết 100%. Trên thực tế đã có trường hợp vịt mắc chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao nhưng không xuất hiện triệu chứng đặc trưng.

Cúm gia cầm có thể lây truyền khi gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã mắc bệnh hoặc chất thải của chúng. Ngoài ra bệnh có thể phát tán qua con người (giày dép, quần áo), dụng cụ lao động, xe cộ… Virus trong chất bài tiết có thể sống tới 1 tháng trong môi trường bên ngoài. Nên việc ngăn chặn phòng dịch là không dễ dàng.

Một số người vẫn còn suy nghĩ sử dụng vac-xin có thể ngăn chặn hoàn toàn cúm gia cầm. So với bệnh lở mồm long móng, thì việc ngừa bệnh cúm gia cầm bằng vac-xin khó hơn nhiều. Việc dùng vac-xin ngừa cúm gia cầm có thể làm giảm sự lây lan bệnh nhưng không thể khống chế hoàn toàn. Lý do thứ nhất là khi dùng vac-xin có thể giúp gà khỏe hơn không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, nhưng về cơ bản nó không ngăn ngừa được sự lây nhiễm virus. Thứ hai, virus AI có nhiều chủng và biến thể, gây khó khăn cho việc phát triển vắc-xin. Ngoài ra, gia cầm có nhiều kiểu nuôi dưỡng, nhiều chủng loại, thời gian nuôi ngắn nên khó chủng ngừa được cho toàn bộ cá thể.

Trong quá khứ các bệnh truyền nhiễm lây từ quốc gia này sang quốc gia khác sẽ tốn vài năm. Nhưng hiện nay có những loại bệnh chỉ cần vài tuần hay vài tháng có thể lây khắp thế giới. Cúm gia cầm có thể lây lan nhanh từ nước này sang các nước khác do các loài chim di cư. Ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã xuất hiện các chủng cúm H5N1, H5N6, H7N9. Và đã có ghi nhận trường hợp người nhiễm bệnh cúm gia cầm.

Vậy nông trại phải làm gì để ngăn chặn cúm gia cầm. Biện pháp tốt nhất là ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ mọi sự ra vào nông trại. Đừng “để mất bò mới lo làm chuồng”. “Chuồng bò” chính là ngăn chặn tất cả các con đường cúm gia cầm có thể vào trại. Các trang thiết bị dùng để vệ sinh và sát trùng phải được trang bị đầy đủ.

Có hai con đường lây nhiễm chính cúm gia cầm vào trại. Thứ nhất, là nhập các gia cầm nhiễm bệnh vào trại. Trường hợp này có thể ngăn chặn bằng cách không mua gia cầm ở khu vực phát sinh dịch bệnh.Thứ hai, người và xe đã dính virus cúm gia cầm đi vào trại mà không được tiêu độc sát trùng.

Điều quan trọng ở cổng ra vào phải có trang thiết bị khống chế, vệ sinh, tiêu độc người ra vào. Đa số các trại đều có thiết bị vệ sinh sát trùng ngoài cổng. Nhưng cần kiểm tra định kì xem thiết bị có hoạt động ổn định hay không. Cần sát trùng, tiêu độc đúng quy cách để có thể diệt được virus nằm trong phân. Việc tiêu độc sát trùng ở cổng ra vào không chỉ giúp tiêu diệt virus cúm gia cầm mà còn có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khác. Sử dụng ủng riêng khi vào từng trại. Việc phòng bệnh không phải là biện pháp cần kĩ thuật cao. Nhưng đôi khi các trại lại quên áp dụng phòng dịch nghiêm ngặt. Xin nhắc lại, ngăn ngừa, phòng dịch là biện pháp tốt nhất chống lại bệnh cúm gia cầm.

Biên dịch: channuoigiacam.com
Theo ocean.kisti.re.kr




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter