Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Thú Y
4/10/2023 10:14:46
Hội chứng giảm đẻ trên gà - Egg Drop Syndrom ’76 : EDS ’76
Hội chứng giảm đẻ trên gà (Egg Drop Syndrom ’76: EDS ’76) là bệnh do virus EDS’76 thuộc giống Atadenovirus Bệnh làm giảm năng suất sinh sản, xuất hiện trứng dị hình, vỏ mềm, không vỏ, màu lạ. Bệnh có tốc độ lây nhiễm chậm được ghi nhận đầu tiên vào năm 1976 bởi Van Eck (Hà Lan).

Virus EDS’76 có thể truyền dọc từ gà giống sang phôi trứng (virus lây lan trong giai đoạn đẻ trứng nên làm giảm số lượng trứng đẻ). Có trường hợp lây từ trứng mang virus cho gà đẻ. Trường hợp phân của vịt hoặc chim hoang dã có mầm bệnh lẫn vào nước uống của gà đẻ cũng gây bệnh. Đặc biệt, tốc độ lây lan ở chuồng sàn cao hơn. Nếu nuôi chuồng lồng thì tốc độ lây lan chậm nhưng có trường hợp cả đàn đều mắc bệnh kéo dài suốt 2 tháng.

Đàn gà mắc bệnh hầu như không có triệu chứng lâm sàng. Có một số bị tiêu chảy nhưng triệu chứng không nặng. Đàn gà mắc bệnh sẽ bất ngờ giảm tỷ lệ đẻ. Trong vòng từ 2-6 tuần (cũng có thể dài hơn) tỷ lệ đẻ giảm tới mức kỷ lục chỉ đạt 10-40%. Sau đó tỷ lệ đẻ bắt đầu hồi phục lại bình thường. Nếu mắc trong giai đoạn gà bắt đầu rớt trứng thì tỷ lệ đẻ sẽ không đạt đỉnh. Bệnh rất khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng có thể gây bệnh tích trên ống dẫn trứng nhưng không đặc trưng.

Chẩn đoán: khi xuất hiện các hiện tượng như trứng không vỏ, trứng mềm, trứng màu lạ… tốc độ lây lan chậm thì có thể nghi ngờ mắc hội chứng giảm đẻ. Có thể chẩn đoán bằng các biện pháp như phân lập virus gây bệnh, phương pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) hoặc phản ứng trung hòa.

Ngoài EDS cũng có một số bệnh gây giảm đẻ mà không có triệu chứng rõ ràng như viêm não tủy truyền nhiễm (AE), Mycoplasmosis, nhiễm adenovirus ở gà. Tuy nhiên những bệnh trên không gây ra tình trạng trứng dị dạng như EDS. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) cũng gây tình trạng trứng dị dạng nên cần chú ý phân biệt.

Điều trị và phòng ngừa: không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tiêm vaccine để phòng bệnh, nên tiêm vacxin bất hoạt 4 tuần trước khi gà đẻ.

Kết quả kiểm tra kháng thể bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI): 

  • Đàn gà chưa tiêm phòng xuất hiện tình trạng giảm đẻ. Theo bảng 1 là kết quả của 3 lần kiểm tra kháng thể bằng phương pháp HI của đàn gà nghi nhiễm EDS. Kết quả kiểm tra ở 282 ngày tuổi (khoảng 3-4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng giảm đẻ) trên 15 mẫu huyết thanh đều không xuất hiện kháng thể. Lúc này tỷ lệ đẻ giảm khoảng 7%. Vào ngày thứ 9 khi xuất hiện triệu chứng (291 ngày tuổi) thì chỉ số kháng thể ở mức 4.0. Ở ngày thứ 20 (319 ngày tuổi) chỉ số kháng thể của nhóm A (nhóm xuất hiện triệu chứng cuối cùng) là 5,6; nhóm B (nhóm xuất hiện triệu chứng đầu tiên) là 8,3.
  • Mẫu máu lấy ở 291 ngày tuổi gồm 7 mẫu phần đầu trại và phía cuối trại 7 mẫu. Giai đoạn 319 ngày tuổi tình trạng trứng không vỏ, vỏ mềm, màu lạ đã lan ra toàn trại, tỷ lệ đẻ chỉ còn 40%. Mặc dù cùng ngày tuổi như kết quả chỉ số kháng thể nhóm A và B khác biệt nhau rất lớn. Kết quả là tỷ lệ đẻ thấp kéo dài đến trên 40 ngày. Trại đã cho tiến hành thay lông để hồi phục lại tỷ lệ đẻ.
 
Hình 1 cho ta thấy sự thay đổi về năng suất của đàn gà khi bị hội chứng EDS (tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng, số trứng bể). Trọng lượng trứng không giảm như tỷ lệ đẻ. Số lượng trứng bể tăng cao, trứng có màu lạ tăng nhưng trọng lượng trứng không bị ảnh hưởng nhiều. 

Tỷ lệ đẻ có thể phục hồi lại được như bình thường là đặc điểm của hội chứng này. Nếu tỷ lệ đẻ thấp, trứng bể nhiều kéo dài có thể kết hợp cho gà thay lông để nhanh chóng hồi phục lại tỷ lệ đẻ.




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter