Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản lý
11/7/2019 13:43:08
Phòng chống stress nhiệt ở gà đẻ
Với mùa nóng đến gần, đây là thời điểm chủ trang trại gà đẻ cần chuẩn bị để phòng chống stress nhiệt.

Trường hợp tốt nhất: đàn gà đẻ được phòng chống stress do nhiệt độ cao tốt. Trường hợp xấu nhất: gà đẻ bị stress nhiệt, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về phúc lợi động vật và năng suất.

Để phòng chống và quản lý stress nhiệt đúng cách, điều thiết yếu chính là hiểu được cách stress tác động như thế nào. Nhiệt độ thân nhiệt của gà để bình thường là khoảng 105°F (40°C). Gà mái đẻ sống thoải mái trong môi trường nhiệt độ nằm trong khoảng 65°F đến 75°F (18°C đến 24°C). Khi nhiệt độ vượt quá 90°F (32°C), những hậu quả nghiêm trọng vì stress nhiệt sẽ ập đến. 1

Trong một nghiên cứu,stress nhiệt có liên quan đến việc giảm hiệu quả thức ăn đến 31,6%, giảm sản lượng trứng 36,4% và giảm 3,41% trọng lượng trứng, theo bảng báo cáo của Đại học Purdue và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp USDA. 2,3

Nhóm tác giả của bài viết này đã chỉ ra rằng stress nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. “Rất nhiều những nghiên cứu gần đây cho thấy những loài vi khuẩn như Salmonella và Campylobacter, có thể lợi dụng việc thay đổi nội tiết tố ở cơ thể vật nuôi do stress nhiệt để tăng cường phát triển và gây bệnh.  Vì vậy, cần lưu ý một điều quan trọng là, những stress do môi trường như stress nhiệt, có khả năng làm thay đổi tương tác giữa vật chủ và mầm bệnh. 4

Những hậu quả khác do stress nhiệt bao gồm tăng lượng nước tiêu thụ, làm cho phân lỏng và chất độn chuồng ẩm ướt, trứng bẩn, giảm chức năng miễn dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả của chủng ngừa vắc-xin.

Những điều cơ bản về stress nhiệt 

Khi gà mái cảm thấy quá nóng, nó buộc tìm cách để làm giảm bớt nhiệt lượng bằng một số cách. Một cách chính là truyền nhiệt đối lưu, thoát nhiệt bằng cách giang rộng cánh để cơ thể tiếp xúc, truyền nhiệt ra không khí (có nhiệt độ thấp hơn).

Một cách khác chính là truyền nhiệt qua quá trình bốc hơi nước. Khi trại quá nóng, độ ẩm trong đường hô hấp buộc phải sử dụng, khiến cho gà thở dốc, làm tăng lượng không khí đi qua màng niêm mạc.

Thở dốc dẫn đến tình trạng chất lượng vỏ trứng kém, vỏ mỏng, yếu do cơ thể gà bị mất cân bằng chuyển hóa axít và bazơ. Sau cùng, nó làm giảm lượng canxi trong tuyến tạo vỏ, mà vấn đề này không thể giải quyết được bằng việc bổ sung khoáng chất trong khẩu phần. Hơn nữa, nếu việc thở dốc không mang lại hiệu quả, nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng, gà sẽ trở nên kiệt sức và có thể chết. 

Điểm quan trọng cần lưu ý là độ ẩm có liên quan đến nhiệt độ của môi trường xung quanh. Độ ẩm cao ở bất kỳ nhiệt độ nào đều khiến gà khó chịu và việc “làm mát” nhờ sự bốc hơi nước trở nên kém hiệu quả. Bốc hơi nước chỉ có hiệu quả khi độ ẩm của môi trường xung quanh nằm ở mức thấp. 

Đừng gây xáo trộn

Nếu gà có nguy cơ hay đã bị stress nhiệt, cần tránh việc gây xáo trộn chúng, đặc biệt là thời điểm nóng nhất trong ngày, để chúng không bị nóng hơn do phải di chuyển. Cần sắp xếp công việc trong trại vào thời điểm buổi sáng sớm hay chiều tối – thời điểm không quá nóng.  

Cần luu ý không nuôi với mật độ quá dày. Gà cần có không gian để giang cánh, làm tăng độ lưu thông không khí xung quanh cơ thể. Nếu phải chuyển gà vào ngày nóng bức, bỏ ít gà hơn vào lồng bắt và chêm thêm  những ô chuồng trống để lưu thông khí tốt hơn. Hoãn kế hoạch cắt mỏ đến ngày trời mát mẻ hơn hoặc hoàn thành công việc này vào sáng sớm, khi cái nóng chưa ập đến.  

Những điểm quan trọng của việc lưu thông không khí

Sự thoáng khí thích hợp là điểm quan trọng trong việc phòng chống stress nhiệt cho gà đẻ trong mùa nắng nóng. 

Nếu hệ thống thoát khí của bạn bị hư hỏng trong ngày hè nóng bức, nhiệt độ trong nhà trại có thể tăng vọt lên đến 60°F (15°C) chỉ trong 1 tiếng.

Để cho gà cảm thấy thoải mái, tổng công suất quạt hút tối thiểu phải là 3,5 lít/giây cho mỗi gà mái. Bạn có thể cần hai lần trao đổi không khí mỗi phút.

Hãy đảm bảo rằng quạt của bạn hoạt động tốt, cánh quạt và cửa gió sạch sẽ và dây đai được điều chỉnh đúng cho cả độ căng và căn chỉnh. Quạt bảo trì kém sẽ hoạt động với hiệu suất giảm 50%. Ngoài việc chạy quạt suốt cả ngày khi trời nóng, nên chạy quạt qua đêm và sáng sớm để mang không khí mát mẻ vào bên trong nhà trại. Cửa hút gió nên được điều chỉnh để đạt được luồng không khí đồng đều trong toàn bộ nhà trại.

Máy phát điện dự phòng và hệ thống báo động là thiết bị cần thiết để ngăn ngừa stress nhiệt. Tác giả chân thành khuyên bạn nên thử nghiệm chúng ít nhất là hàng tháng và đặt chế độ báo động nhiệt độ cao trong phạm vi (nhiệt) nhạy cảm. Tác giả đã bắt gặp nhiều nhà chăn nuôi tăng nhiệt độ báo động trong thời tiết nóng để việc này không xảy ra liên tục, nhưng biện pháp tốt hơn là sử dụng chúng đúng như dự định – để báo hiệu sự cố trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến nhiều thiệt hại hơn.

Máy phun sương cần được kiểm tra thường xuyên và nên chạy hai phút mỗi mười phút nếu độ ẩm thấp.

Vào thời điểm nhiệt độ mùa hè rất cao, có thể cần đến vòi phun nước trên mái nhà. Việc phát quang xung quanh nhà trại, ổ thông khí cũng là một ý tưởng tốt để nhà trại thông thoáng hơn.

Độ dày cách nhiệt lý tưởng dùng cho nhà đẻ là R 20 cho tường và R 28 cho trần nhà để giúp giữ ấm cho ngôi nhà vào mùa đông nhưng mát mẻ vào mùa hè, nhưng khi cách nhiệt không tối ưu, cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào các phương pháp kiểm soát nhiệt khác như máy phun sương hoặc vòi phun nước trên mái nhà.

Bảo trì hệ thống cấp nước 

Ở nhiệt độ bình thường, 10.000 gà mái đẻ sẽ uống 2.000 lít nước mỗi ngày, nhưng lượng tiêu thụ của chúng sẽ tăng 50% nếu nhiệt độ trong nhà tăng lên 90°F (32°C) – và đó là thời điểm bạn có thể gặp vấn đề như  chất độn chuồng ướt và trứng bẩn. Cần có không gian lắp đặt núm uống đầy đủ và nhiều núm uống hơn nếu gà được nuôi  sàn.

Việc bảo trì hệ thống nước để đảm bảo vệ sinh và chức năng (đường ống) là một công việc cực kỳ quan trọng nếu muốn phòng chống stress nhiệt ở gà. Một núm uống bị hỏng hóc có thể dễ dàng bị bỏ sót, do đó núm uống phải được kiểm tra một cách có hệ thống để đảm bảo rằng tất cả chúng đều hoạt động.

Lưu lượng nước phải lớn hơn 70 ml mỗi phút trên núm uống. Nếu không đạt được điều này, các đường ống cần phải được kiểm tra nguyên nhân gây hạn chế dòng chảy. Nếu đường ống bị tắc nghẽn do sắt và các khoáng chất khác tích tụ, cần phải được loại bỏ (tạp chất) bằng polyphosphate và/hoặc chlorine. Đừng quên thường xuyên kiểm tra bộ lọc nước và thay thế chúng khi cần thiết.

Có thể làm mát nước uống bằng cách xả nước vào buổi chiều. Nước mát giúp hạ nhiệt độ của gà. Nếu nước dưới 77°F (25°C), gà sẽ uống nhiều hơn. Nước trên 86°F (30°C) sẽ làm giảm lượng nước tiêu thụ, tiếp theo là giảm lượng tiêu thụ thức ăn. Bổ sung vitamin và chất điện giải vào nước uống giúp bù khoáng như  natri, clorua, kali và bicarbonate bị mất, tốt nhất nên sử dụng trước khi nhiệt độ tăng cực cao.

Khi nào nên lùi lịch tiêm chủng 

Nếu lịch vắc-xin cho gà mái rơi vào thời điểm có nguy cơ stress nhiệt, tốt nhất nên hoãn lịch tiêm chủng, vì tác động của stress nhiệt lên hệ thống miễn dịch có thể làm giảm hiệu quả vắc-xin.

Đôi khi, “hiệu quả ngược” có thể xảy ra nếu gà được tiêm phòng khi chúng quá nóng. Nếu chúng thở hổn hển, chúng có thể hít quá nhiều vắc-xin phun hoặc uống quá nhiều vắc-xin cấp qua đường nước uống. Trong cả hai tình huống này, gà có thể biểu hiện các dấu hiệu của bệnh mà chúng ta dự tính phòng ngừa.
Thật khó để nói chính xác bạn nên đợi bao lâu để chủng vắc-xin cho những con gà bị stress nhiệt. Nếu stress chỉ kéo dài một ngày và đã không gây ra bất kỳ vấn đề đáng kể nào về năng suất tăng trưởng hoặc đẻ trứng, thì việc chủng ngừa có thể an toàn tiến hành ngay khi những gà không còn bị căng thẳng nữa. Tuy nhiên, tác động bất lợi của stress nhiệt đối với hệ thống miễn dịch sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của nhiệt độ; nếu gà bị căng thẳng hơn một ngày, thì có lẽ nên chờ đợi thêm vài ngày nữa trước khi tiêm phòng.

Tác giả đã được hỏi mất bao lâu để một con gà mái phục hồi năng suất sau khi bị stress nhiệt. Điều này cũng phụ thuộc vào thời gian mà gà bị căng thẳng. Vấn đề thường thấy là gà mái bỏ ăn, khiến lượng dinh dưỡng hấp thu giảm dẫn đến lòng đỏ và trứng nhỏ hơn. Nếu chúng chỉ bỏ ăn trong một ngày, việc giảm kích thước lòng đỏ có thể chỉ ở mức tối thiểu và không được phát hiện, nhưng nếu chúng không ăn trong bất kỳ khoảng thời gian kéo dài nào, việc giảm kích thước lòng đỏ sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Điều này tương tự với chất lượng vỏ. Mất cân bằng axít và bazơ càng lâu do stress nhiệt, càng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vỏ. Khi cân bằng axít và bazơ trở lại bình thường, chất lượng vỏ sẽ trở lại bình thường.

Hầu hết các khu vực chăn nuôi gà lớn của đất nước đều ở những khu vực mà nhiệt độ mùa hè có thể tăng cao, nhưng chúng ta có thể bảo vệ đàn gà đẻ và ngăn ngừa stress nhiệt – nếu chúng ta chuẩn bị tốt.

Tham khảo

[1] Hy-Line International (2016) Hy-Line Technical Update. Understanding heat stress in layers: Management tips to improve hot weather flock performance
[2] Star L, Juul-Madsen HR, Decuypere E, Nieuwland MG, de Vries Reilingh G, van den Brand H, Kemp B, (2009) Effect of early life thermal conditioning and immune challenge on thermotolerance and humoral immune competence in adult laying hens. Poult Sci, 8:2253-2261
[3] Lucas JL, et al. (2013) Impact of Heat Stress on Poultry Production. Animals, June;2(2):356-369.
[4] Ibid

Biên dịch: channuoigiacam.com
Theo thepoultrysite




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter