Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản lý
11/11/2019 10:04:10
Quản lý amoniac ở ở đàn gà quy mô nông hộ
The Chicken Whisperer cùng với Tiến sĩ Dr Pitesky đến từ UC Davis đào sâu vào các tác động tiêu cực của khí amoniac và làm thế nào những người chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ có thể phòng tránh.

Tiến sĩ Pitesky làm việc tại UC Davis với tư cách là bác sĩ thú y và nhà dịch tễ học

Quản lý nồng độ khí amoniac thường được coi là vấn đề thứ yếu trong chăn nuôi gia cầm, nhưng nó có thể có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống và năng suất của vật nuôi. Theo Tiến sĩ – BSTY Pitesky, UC Davis, amoniac có thể gây tổn thương tiếp xúc và nhiễm trùng thứ cấp. Nhiều bệnh liên quan đến phơi nhiễm amoniac rất khó điều trị hoặc không có cách điều trị nào cả. Phơi nhiễm amoniac kéo dài cũng có thể làm giảm chất lượng thịt khi gia cầm được chế biến. 

Bối cảnh

Amoniac được tạo ra khi nitơ trong phân gia cầm bị phân hủy bởi vi khuẩn. Nó tác động đến chất độn chuồng  và chất lượng không khí tổng thể trong chuồng. Nồng độ amoniac trong chuồng gia cầm trầm trọng hơn bởi các điều kiện môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm cao. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như độ thông gió và mật độ nuôi.

Theo dõi nồng độ amoniac là một vấn đề thường niên nhưng khí này có xu hướng tăng cao  vào mùa thu và mùa đông. Điều này thường là do môi trường xung quanh chứa nhiều độ ẩm hơn và vì thời tiết lạnh khiến cho người chăn nuôi gia cầm  không điều chỉnh mức thông gió cao nhất.

Con người có thể ngửi thấy mùi amoniac ở mức 20 phần triệu (ppm) nhưng amoniac có thể gây tổn thương hô hấp ở mức 5 ppm. Nếu nồng độ amoniac đạt 20 đến 25 ppm trong chuồng nuôi, gà sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm túi khí và viêm phế quản truyền nhiễm. Theo Pitesky, gà cũng có thể bị tổn thương hệ miễn dịch  do thêm  stress từ môi trường. Ngoài ra, gà được nuôi trong những điều kiện này sẽ cần nhiều thức ăn hơn để duy trì năng suất.

Phơi nhiễm kéo dài với lượng amoniac này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thịt khi giết mổ. Trong nhiều trường hợp, những con gà bị phát hiện nhiễm trùng ở phổi và ruột trong quá trình giết mổ sẽ bị loại bỏ, có nghĩa là chúng không thể bán cho người tiêu dùng.

Những con gà bị phơi nhiễm amoniac kéo dài có thể bị nhiễm trùng ruột và phổi, khiến chúng không phù hợp để tiêu thụ.

Nếu nồng độ amoniac nhảy vọt lên tới 50 ppm (mức mà người bắt đầu chảy nước mắt), gà sẽ nhanh chóng bị loét giác mạc và các vấn đề về thị lực khác. Chúng cũng có thể bị bỏng tiếp xúc và các vấn đề về bàn chân. Nếu nồng độ amoniac đạt đến mức này, Pitesky khuyến khích người chăn nuôi gia cầm ngay lập tức làm thông gió chuồng nuôi  và loại bỏ chất độn chuồng bẩn.
 
Những điều cần lưu ý

Pitesky nói rằng trại có thể có mức tích tụ khí ammoniac gây hại cho sức khỏe mà không ngửi thấy mùi. Những người chăn nuôi cần kiểm soát đàn gà để xem có sự thay đổi nào về hành vi hay năng suất hay không. 
 
Nếu người chăn nuôi gặp vấn đề về khí ammoniac, đầu tiên gà thường bị viêm da tiếp xúc và sau đó sẽ gặp vấn đề về bàn chân và mắt. Có thể chẩn đoán được viêm da tiếp xúc và các thương tổn trên da bằng việc tìm kiếm các mảng da bong vảy, đỏ và ngứa. Pitesky nói hãy tìm kiễm ở những nơi có vẻ như bị trụi lông. Nếu gà bị phơi nhiễm với khí ammoniac trong thời gian dà, những mảng da bong tróc bị ngứa có thể chuyển thành vết loét hay phỏng, có thể bị nhiễm trùng. 

Pitesky và Schneider đề nghị kiểm tra bàn chân của gà thường xuyên để phòng tránh những vấn đề về ammoniac. vấn đề về bàn chân có thể khó phát hiện. Chúng  thường được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 và tiến triển chậm. 

Kiểm tra bàn chân gà hường xuyên để phát hiện những vết rách/ bệnh tích

Nếu bạn tìm thấy những vết cắt hoặc  bệnh tích nhỏ, hoặc nếu da trên bàn chân của gà trông giống như dày lên (chứng tăng sừng), nồng độ amoniac của chuồng nuôi có thể đang tăng lên. Những con gà có thể bị nhiễm trùng da và loét xương gót. Gà cũng có thể bị bỏng tiếp xúc ở bàn chân và chân do amoniac. Những người chăn nuôi gia cầm cần lưu ý xem những con gà trông có vẻ thoải mái khi đậu trên giàn. 
Phơi nhiễm amoniac có thể là mối họa đối với mắt của gà. Tiếp xúc kéo dài với hợp chất này có thể gây loét giác mạc và chảy nước mắt, cuối cùng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc thậm chí mù lòa. Người chăn nuôi  nên xem xét mọi thay đổi về hình thái của mắt gà  và hỏi ý kiến bác sĩ thú y nếu có bất kì vấn đề gì xuất hiện.

Giữ cho chuồng thông thoáng 

Việc giữ chuồng nuôi thông thoáng tốt là một điểm tốt quan trọng trong việc quản lý khí ammoniac. Đối với trại gà thương phẩm, các cơ sở được thiết kế để cho phép dòng khí tầng, áp lực âm hoặc trao đổi không khí để ngăn chặn amoniac tích tụ. Đối với nhiều người nuôi gia cầm  nhỏ lẻ, việc đạt được sự thông thoáng tốt  nhờ vào các thiết bị tự làm và những thử nghiệm- sửa chữa những  sai sót.

Trại gà thương phẩm được thiết kế có độ thông thoáng tốt, ngăn ngừa tích tụ khí ammoniac. 

Theo quan điểm của Pitesky, việc giữ cho chuồng thông gió có thể là một hành động cân bằng. Người chăn nuôi gia cầm cần phải đạt được luồng không khí tốt để phân tán amoniac mà không làm cho gà tiếp xúc với các yếu tố gây hại, động vật gặm nhấm hoặc động vật săn mồi.

Để đạt được điều này, Pitesky và Schneider khuyên bạn nên khắc phục mọi chỗ rò rỉ không khí và nước trong chuồng. Họ cũng khuyên bạn nên tạo một luồng gió  phía trên đầu của gà  bằng một cái quạt và che bất kỳ lỗ thông gió nào bằng vải bạt  để ngăn động vật khác chui vào chuồng. Vì gà dễ bị stress  khi gặp gió lùa  Pitesk đề nghị tránh lắp quạt ở chiều cao ngang với mức của cơ thể gà. 

“Nếu gà đang đậu mà lông lại di chuyển, tức là chúng đang bj gió lùa. Bạn cần thay đổi luồng gió” ông nói. 

Nếu người chăn nuôi có lắp cảm biến ammoniac, chúng cần được cài đặt đúng chiều cao của gà. Vì khí ammoniac trong chuồng gà thường đến từ sự phân hủy của phân và tích tụ ở khu vực thấp, cảm biến cần lắp ở chiều cao 8 inch (khoảng 20,32 cm) so với mặt đất. Chúng sẽ không báo chính xác nếu lắp đặt ở chiều cao của con người. 

Quản lý chất độn chuồng: Nên và không nên. 

Theo hướng dẫn chung, Pitesky và Schneider nói rằng việc duy trì chất độn chuồng  đóng vai trò chính trong việc kiểm soát nồng độ amoniac. Giữ chất độn chuổng sạch và khô sẽ ngăn ngừa nhiều thương tích liên quan đến phơi nhiễm amoniac kéo dài (bỏng vùng khớp chân, tổn thương ức và các vấn đề về bàn chân). Theo Pitesky, chất độn chuồng của gà không giống như hộp cát chất thải của mèo: người nuôi không nên thay chất độn chuồng hàng ngày hoặc thay quá thường xuyên

Giữ chất độn chuồng sạch và khô sẽ ngăn ngừa amoniac tích tụ

Lý tưởng nhất là chuồng nuôi gia cầm sẽ trải một lớp chất độn chuồng khô cao 8 đến 10 inch (20,32 -25,4 cm). Điều này cho phép những con gà đào bới nền khi  rũ lông và cho phép một quá trình ủ phân tự nhiên. Amoniac sẽ tích tụ khi  chất độn chuồng ướt và tập trung phân nhiều. Pitesky khuyên bạn nên loại bỏ  những phần chất độn chuồng bị ướt  và đảm bảo rằng không chăn nuôi với mật độ quá cao, quá nhiều gà đào bới trên 1 diện tích nhỏ chất độn chuồng.

Pitesky nói rằng họ sẽ dùng tay bốc chất độn chuồng rồi nắm lại. Nếu mở tay ra chất độn chuồng dính thành 1 khối thì chất độn chuồng quá ướt còn vỡ vụn ra thì nó quá khô. 

Người chăn nuôi gia cầm nên tránh sử dụng rơm hoặc cát làm chất độn chuồng. Các vật liệu này không thấm nước như các vật liệu khác và có thể góp phần làm tăng bụi trong chuồng. Có một lớp lót chuồng bẩn cũng không phải là điều lý tưởng - những con gà  không thể đào bới và nó quá nông để phân có thể phân hủy.

Xử lý chất độn chuồng. 

Có nhiều sản phẩm trên thị trường sẽ làm giảm ammonia trong chuồng gia cầm. Chúng thường hoạt động bằng cách giảm độ pH của chất độn chuồng, do đó làm giảm lượng khí amoniac được giải phóng từ quá trình phân hủy phân.

Trước khi sử dụng sản phẩm, Pitesky khuyến khích người chăn nuôi gia cầm đảm bảo chuồng gà được thông gió đúng cách. Họ cũng nên kiểm tra lớp độn chuồng để đảm bảo nó vừa khô vừa đủ sâu để gà có thể đào bới.

Mặc dù các sản phẩm này có thể làm chậm quá trình giải phóng amoniac, nhưng chúng không nên được xem như một “viên đạn bạc” để điều trị tất cả các vấn đề về amoniac. Cả Pitesky và Schneider đều đồng ý rằng không có sự thay thế nào cho các hoạt động chăn nuôi tốt. Quản lý chất độn chuồng, thông gió tốt và tránh độ ẩm quá mức sẽ là chiến lược quản lý tốt hơn so với sử dụng sản phẩm. Việc liên tục theo dõi và quản lý nồng độ khí ammonia trong chuồng nuôi là một giải pháp cần được thực hiện.

Biên dịch: channuoigiacam.com
Theo thepoultrysite




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter