Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản lý
13/3/2021 09:23:48
Các phương pháp hỗ trợ gà đẻ thay lông
Thay lông tự nhiên theo mùa trên các loài gia cầm là quá trình giảm ăn, ngừng đẻ trứng, thay lông mới…Người chăn nuôi tận dụng hiện tượng tự nhiên này để tiến hành kích thích thay lông, tăng sản lượng trứng đẻ ra.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách ngừng cung cấp cám, khiến trọng lượng gà giảm. Sau khi gà thay lông mới thì chất lượng và số lượng trứng sẽ được cải thiện, kéo dài tuổi thọ kinh tế của đàn gà đẻ. 
 
Khi gà thay lông theo chu kỳ thì chúng thể ngừng đẻ trứng và cơ quan sinh sản được hồi phục. Trên thực tế, thời gian thay lông sẽ giúp trại vượt qua giai đoạn dịch bệnh, giai đoạn giá trứng và giá gà loại không tốt. Giai đoạn này gà sẽ hoàn toàn ngừng sinh sản, rụng lông, cơ quan sinh sản gà co nhỏ lại, trọng lượng giảm sút.


Tuy nhiên do các tổ chức về quyền động vật phản đối, cộng với việc giảm tỷ lệ chết khi thay lông hiện nay đã có biện pháp thay lông nhưng không cắt cám.

Thay lông bằng biện pháp cắt cám đã được thực hiện từ lâu. Đầu tiên áp dụng việc cắt cám và cắt nước, hiện nay thường áp dụng cắt cám và tắt đèn (kéo dài khoảng 10 ngày).

Phương pháp thay lông không cắt cám (sử dụng cám dùng trong giai đoạn thay lông).

Phương pháp thay lông bằng cách hạn chế ăn cám: phương pháp này dễ thực hiện và được áp dụng một cách rộng rãi. Phương pháp này được áp dụng chung với các biện pháp như hạn chế uống nước và chiếu sáng. Giai đoạn hồi phục lượng cám cho ăn cũng có nhiều sự khác biệt.

Phương pháp cho ăn cám với hàm lượng nhôm cao: gà đẻ được ăn cám trộn với nhôm dạng hòa tan với muối (hàm lượng cao). Nhôm sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình chuyển quá canxi và photpho. Theo Storer và Nelson(1968), thì việc trộn nhôm dạng muối với tỷ lệ 0,1-0,4% vào cám sẽ giảm tăng trọng, giảm khối lượng xương, ảnh hưởng tới FCR cám. Còn theo nghiên cứu của Miles và Orssi (1985) thì khi hàm lượng nhôm trong cám tăng (dạng nhôm axetat 0,2- 0,6%), photpho dưới 0,5% thì năng suất trứng sẽ giảm còn hàm lượng photpho đạt 1% thì tỷ lệ đẻ sẽ không thay đổi.

Phương pháp thay lông bằng cách cho ăn cám có hàm lượng kẽm cao:các nghiên cứu của Scott và Creger(1976), Shippee…(1979), Cantor và Johnson(1984) đã thành công trong việc thay lông bằng cách cho gà ăn cám có hàm lượng kẽm cao. Việc bổ sung oxit kẽm vào cám (20.000ppm) sẽ giúp gà trắng ngừng đẻ trong vòng 5 ngày (Scott và Creger,1976). Với liều lượng 15.000 ppm sẽ giúp gà giảm ăn và ngừng đẻ trứng trong vòng 5 ngày (Cantor và Johnson, 1984).

Phương pháp thay lông bằng cách cho ăn cám có hàm lượng kẽm và canxi thấp: nghiên cứu của Breeding…(1992) kẽm giúp gà giảm ăn, ngừng đẻ sớm và duy trì lượng trứng đẻ sau khi thay lông.

Phương pháp thay lông bằng cách cho ăn cám có hàm lượng natri thấp: khi cho gà trắng ăn cám có hàm lượng natri thấp thì gà sẽ bắt đầu thay lông (Begin và Johnson, 1976, Rose và Herrick, 1981, Naber …, 1980, 1984). Nếu không bổ sung NaCl vào cám nhưng cho ăn hạn chế thì vẫn có hiệu quả rụng lông (Begin và Johnson, 1976).

Phương pháp sử dụng hoocmon: ngoài việc hạn chế sử dụng cám và sử dụng khoáng chất thì có thể dùng hoocmon (Gn-RH) để ức chế hoạt động buồng trứng và rụng lông.

Các phương pháp thay lông sẽ có một số ưu điểm sau: giảm chi phí chăn nuôi, cải thiện chất lượng trứng, cải thiện tỷ lệ đẻ, cải thiện chất lượng vỏ trứng.




Các tin khác :

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter